Thẻ tín dụng nội địa – bước phát triển của các ngân hàng Việt Nam

Kinh tế Ngân hàng
Mất:4 phút, 17 giây để đọc

Việc ra mắt thẻ tín dụng nội địa là bước tiến hay là sự thụt lùi?

Thẻ tín dụng nội địa là một loại thẻ thanh toán để sử dụng ở nước ta. Mô hình thẻ đó là tiêu xài thoải mái rồi trả tiền sau. Ngân hàng sẽ bảo lưu các hạn chế chi tiêu cho chủ thẻ. Chủ thẻ sử dụng một số tiền giới hạn để thanh toán cho các giao dịch của mình và trả lại cho ngân hàng vào thời điểm được chỉ định trong bảng sao kê hàng tháng. Các hạn chế của thẻ được xác định bởi khả năng tài chính của chủ thẻ và hồ sơ đăng ký. Thẻ tín dụng nội địa có tất cả các tính năng của thẻ tiêu chuẩn.

Chi phí của thẻ tín dụng tương tự như khi vay tiêu dùng, nhưng lãi suất sẽ thấp hơn khi vay. Và nhận thẻ dễ hơn vay tiền. Hiện nay, trên thị trường chỉ có hai ngân hàng là ACB và Sacombank phát hành loại thẻ này vì lợi ích của khách hàng thực sự. Định mức rút tiền từ thẻ tín dụng nội địa tương đối cao. Một số ngân hàng còn cho phép khách hàng rút 100% hạn mức thẻ bằng tiền mặt. Để rút tiền mặt, bạn có thể đến bất kỳ cây ATM nào trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, không tính phí rút tiền từ thẻ tín dụng nội địa.

Thẻ tín dụng nội địa

 

Vấn đề của các ngân hàng nội địa

Theo số liệu của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, từ 2017 đến 2020, tổng số lượng thẻ tín dụng nội địa do các ngân hàng phát hành (chưa tuân theo Tiêu chuẩn cơ sở thẻ chip nội địa của NHNN) tăng trưởng âm 10% về số lượng thẻ đang lưu hành (thẻ đang hoạt động giảm, thẻ “ngủ đông” tăng) và tăng trưởng âm 36% về số lượng phát hành mới. Tổng doanh số sử dụng thẻ tín dụng nội địa tăng trưởng 25%. Trong đó, tổng doanh số thanh toán thẻ tăng trưởng 132%, tổng doanh số rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng nội địa tại ATM tăng trưởng âm 1%. Các con số trên cũng thể hiện đúng định hướng NHNN về giảm rút tiền mặt tại ATM, tăng giao dịch thanh toán.

Hiện các tổ chức thẻ quốc tế như Master Card, Visa, JCB… đang chiếm gần phần lớn thị trường, trong khi thẻ tín dụng nội địa còn rất ít. Tới đây, các ngân hàng trong nước mới bắt đầu vào cuộc phát hành thẻ tín dụng này một cách rộng rãi và đồng loạt hơn.

Bước tiến mới

Cụ thể, theo ông Nguyễn Quang Minh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia VN (Napas), trong tháng 1 năm nay 6 ngân hàng gồm ACB, Viet Capital Bank; VietinBank; Sacombank; BaoVietBank và HDBank chính thức ra mắt thẻ tín dụng này và thẻ trả trước nội địa. Khách hàng từ bây giờ có thể phát hành thẻ tín dụng tại các ngân hàng tổ chức thành viên của Napas nói trên.

Trong tương lai gần (năm 2021) các ngân hàng Vietcombank; BIDV; Agribank; VPBank và các công ty tài chính như FE Credit; Vietcredit; FCCOM,.. cũng sẽ phát hành thẻ tín dụng này theo Tiêu chuẩn VCCS (tiêu chuẩn do NHNN ban hành; tuân thủ kế thừa tiêu chuẩn quốc tế EMV) để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Được biết các thẻ tín dụng trong nước sẽ nhắm đến tập khách hàng có thu nhập trung bình thấp; cung cấp công cụ chi tiêu tiêu dùng dựa trên tín chấp. Mục đích quan trọng nữa là mở rộng khả năng tiếp cận với các sản phẩm thẻ tín dụng cho một bộ phận khách hàng có thu nhập thấp hơn, cung cấp một nguồn tiền tiêu dùng từ tín chấp; đẩy lùi tín dụng đen.

Thẻ tin dụng nội địa

Hỗ trợ tối đa cho khách hàng

Một điểm quan trọng của thẻ tín dụng trong nước so với thẻ tín dụng quốc tế đó là mức phí ưu đãi hơn. Chủ thẻ sẽ không phải trả phí khi thực hiện các giao dịch thanh toán (trừ giao dịch rút tiền) từ thẻ tín dụng. Đối với các giao dịch thanh toán; phí giao dịch sẽ ở mức từ 1,1% – 1,3% giá trị giao dịch; thấp hơn so với các thương hiệu thẻ khác. Mức thu 1,1% – 1,3% đó bao gồm 0,6% – 0,8% phí interchange trả cho ngân hàng phát hành thẻ; còn lại là trả cho Ngân hàng chấp nhận và Tổ chức chuyển mạch thẻ; trong đó Tổ chức chuyển mạch thẻ (NAPAS) thu 0,05% giá trị giao dịch.

Đối với giao dịch rút tiền mặt; mức phí dự kiến từ 1 – 2% giá trị giao dịch (mức thu tối thiểu từ 10.000 – 20.000 đồng; cũng thấp hơn nhiều so với mức phí khoảng 4% giá trị giao dịch hoặc tối thiểu 50.000 đồng của các thẻ khác hiện nay./.

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *