Yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải lên sàn giao dịch

Kinh tế Ngân hàng
Mất:3 phút, 33 giây để đọc

Ngân Hàng nhà nước sẽ xử phạt mạnh tay đối với các ngân hàng chậm trễ trong việc lên sàn chứng khoán

Thị trường chứng khoán là thị trường nơi mọi người mua, bán, chuyển nhượng hoặc trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Nơi đây được xem là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán trung và dài hạn trong điều kiện nền kinh tế hiện đại . Giao dịch được thực hiện trên thị trường sơ cấp khi người mua mua lần đầu tiên từ tổ chức phát hành và trên thị trường thứ cấp khi chứng khoán được mua lại trên thị trường. Do đó, xét về mô hình thị trường chứng khoán, nó chỉ đơn giản là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán và chuyển nhượng chứng khoán để chuyển đổi các chủ sở hữu chứng khoán.

Chức năng của thị trường chứng khoán:

  • Đánh giá hoạt động kinh doanh.
  • Tổ chức môi trường đầu tư cho công chúng.
  • Tạo môi trường giúp nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
  • Tăng đầu tư cho nền kinh tế.
  • Xây dựng tính thanh khoản cho chứng khoán.

Các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán : Nhà đầu tư, nhà phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán, tổ chức liên quan đến chứng khoán.

sàn chứng khoán

Yêu cầu của Ngân Hàng Nhà Nước

Theo chia sẻ của ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), trong quý 1/2020 bắt buộc tất cả các ngân hàng phải lên sàn chứng khoán (trừ 3 ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc). Nếu đơn vị nào không chịu tuân thủ quy định; NHNN sẽ có hình thức xử phạt.

Thông tin về việc các cổ phiếu ngân hàng sẽ lên sàn trong năm 2021; ông Trần Văn Dũng; Chủ tịch UBCKNN cho biết; nguồn cung đầu năm 2021 của thị trường sẽ dồi dào thêm ở 1 số ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất với UBCKNN sẽ kiên quyết yêu cầu các ngân hàng phải lên sàn; muộn nhất là trong quý 1/2021. Nếu ngân hàng nào không tuân thủ sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật.

“Chắc chắn trong quý 1/2020; các ngân hàng phải lên sàn hết trừ 3 ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc (OceanBank; CBBank; GPBank)”, ông Dũng nói.

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ ban hành yêu cầu thực hiện việc niêm yết; đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần theo hướng đến hết năm 2020; toàn bộ các ngân hàng thương mại niêm yết; đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức hoặc sàn UPCoM.

Bước tiến trong ngành ngân hàng

Trước đó; yêu cầu niêm yết đối với các cổ phiếu ngân hàng cũng được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025; định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 8/2018.

Ngân hàng lên sàn chứng khoán được coi là một bước tiến quan trọng để minh bạch hoá hoạt động, phát triển về mặt dài hạn của riêng từng ngân hàng và giúp lành mạnh hoá hệ thống. Đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thời hạn rất cụ thể; cùng với kỳ vọng, mong mỏi của các cổ đông khi cổ phiếu ngân hàng được niêm yết sẽ giúp tăng giá; tăng tính thanh khoản; đa dạng hoá thị trường thì không có lý do gì để các ngân hàng trì hoãn việc lên sàn.

sàn chứng khoán

Nếu loại trừ các ngân hàng yếu kém bị mua lại bắt buộc hoặc đang bị kiểm soát đặc biệt là CBBank; OceanBank; GPBank; DongABank chưa thể đưa cổ phiếu lên sàn trong thời gian ngắn tới thì có 4 ngân hàng là SCB, VietABank; PVComBank; BaoVietBank đều đang hoạt động bình thường nhưng chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán./.

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *