Một số thứ có vẻ an toàn cho con bạn, nhưng thực tế, chúng vẫn tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ. Quan tâm đến con cái là bản năng của cha mẹ. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều người khi ra khỏi nhà có thể bảo vệ con quá mức; quan sát con cái đến mức không ngoảnh mặt đi để yên tâm là con an toàn.
Nhưng cũng có đôi lúc họ chủ quan mà bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra với trẻ ngay tại nhà hoặc những nơi tưởng chừng như an toàn cho trẻ như khu vui chơi trong nhà. Dưới đây là danh sách tất cả những thứ có vẻ an toàn cho con bạn nhưng thực tế lại tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ con yêu của mình, ngay cả khi ở nhà và khi chúng ra ngoài.
Để trẻ chơi những môn thể thao nguy hiểm
Trẻ em chơi thể thao có nhiều lợi ích, tuy nhiên một số môn thể thao tác động mạnh có thể tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ, cha mẹ cần sáng suốt lựa chọn cho con em mình tham gia. Một số môn thể thao điển hình mà trẻ cần tránh là võ thuật, đấm bốc, đấu vật, bóng bầu dục… Ở những môn thể thao này, nếu trẻ vô tình chạm vào đầu sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương não.
Ngoài ra, các hoạt động có tác động mạnh có thể gây ra sức ép và áp lực ngược lên cột sống; có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Việc tham gia nhiều lần vào các môn thể thao này sẽ làm trầm trọng thêm chứng vẹo cột sống theo thời gian. Tránh ngồi xổm, ngẩng đầu quá mức và hạ thấp người xuống mạnh trong các hoạt động cổ vũ và chạy đường dài.
Để trẻ ngồi ở tư thế W
Trên thực tế, trẻ thường ngồi gập chân lại thành hình chữ W vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái và vững vàng. Tuy nhiên, nếu tư thế ngồi này trở thành hoạt động thường ngày sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến xương khớp và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở một mức độ nhất định.
Các chuyên gia đồng ý rằng ngồi ở tư thế W quá lâu sẽ làm trì hoãn sự phát triển các kỹ năng vận động như phối hợp và giữ thăng bằng. Vì vậy, các bậc cha mẹ được khuyến cáo không nên để con ngồi ở tư thế đó, nếu con ngồi ở tư thế đó thì phải nắn ngay để tránh hình thành thói quen và gây hậu quả lâu dài.
Cho trẻ chơi điện thoại, máy tính
Trẻ em hiện nay ngày càng dành nhiều thời gian hơn trước màn hình điện thoại và máy tính; như một món đồ chơi mới yêu thích của chúng. Các bác sĩ cảnh báo cha mẹ nên giảm “thời gian sử dụng màn hình” của trẻ càng nhiều càng tốt; vì ánh sáng xanh từ chúng phát ra rất có hại cho trẻ.
Các triệu chứng phổ biến của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh là đau đầu, đau cổ và vai; khô hoặc kích thích mắt; nhưng cũng có thể là các triệu chứng tâm lý như giảm khả năng chú ý; hành vi kém và cáu kỉnh. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ và thức của trẻ; khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
Để trẻ ngồi trên đùi bố mẹ và cùng trượt xuống khi chơi cầu trượt
Khi ở sân chơi, hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng việc cho trẻ ngồi trên đùi mình; và cùng trượt xuống lúc chơi cầu trượt vừa vui vẻ vừa an toàn hơn. Vậy nhưng sự thực là cách chơi này lại ẩn chứa điều nguy hiểm vô cùng; có thể gây gãy chân cho trẻ.
Như bác sĩ nhi khoa, Tiến sĩ Diane Arnaout giải thích; trọng lượng của cha mẹ đẩy mọi thứ xuống với tốc độ cao hơn; vì vậy trong trường hợp bất kỳ phần nào của giày hoặc cánh tay của trẻ nhô ra khỏi cầu trượt; chân hoặc tay có thể bị xoắn và gãy.
Đứng trên ghế
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra chấn thương cho trẻ em; đặc biệt là ở trẻ mới biết đi. Trẻ em là đối tượng không thể ngăn cản và chúng thường muốn trèo lên mọi thứ, kể cả ghế. Đặc biệt, ngã từ trên ghế cao là nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương đầu và chấn động.
Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên cố định trẻ trong ghế ăn; không cho trẻ đứng dậy và cũng phải luôn giám sát trẻ; vì trẻ luôn có khả năng đạp khỏi bàn và xô ngã ghế.
Chơi trong bụi bẩn, bùn đất
Trẻ em rất thích chơi bẩn ngoài trời như nghịch cát hay đào xới bùn đất. Nhiều cha mẹ muốn con được tự do làm những điều mình thích; cốt là chúng không bị thương nên không ngăn cản. Tuy nhiên nếu chẳng may bé chơi ở những chỗ có chì (thường lẫn trong đất, bụi) thì có thể gây hại cho trẻ. Bản thân chì là một kim loại độc có thể gây tổn thương não; và các vấn đề về tính mạng nên đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Vì vậy nếu muốn cho trẻ chơi bẩn ngoài trời; cha mẹ cần lựa chọn cẩn thận địa điểm an toàn cho trẻ; đặc biệt nên tránh những nơi mới sơn sửa, hoặc có sơn bong tróc và văng vãi ra đất.
Nhảy trampolines/nhảy lò xo
Kiểu trò chơi này rất thường gặp ở các khu vui chơi dành cho trẻ; thậm chí nhiều gia đình có điều kiện còn lắp đặt chúng trong khuôn viên gia đình cho trẻ chơi. Trò chơi nhảy vui nhộn này khiến trẻ rất thích thú nhưng có thể gây hại nghiêm trọng cho trẻ em.
Theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Mỹ, trampolines không nên có trong bất kỳ nhà nào có trẻ em. Điều này là do các chấn thương do nhảy lên chúng thực sự xảy ra thường xuyên và bao gồm gãy xương, chấn thương đầu;như chấn động và chấn thương nặng hơn có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí tử vong.
Leo trèo ở sân chơi
Sân chơi là điểm đến yêu thích của trẻ em và phụ huynh; tuy nhiên, cần có sự giám sát liên tục để trẻ em trở về nhà an toàn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ; hơn 200.000 trường hợp trẻ em bị thương trên sân chơi; thậm chí một số trường hợp tử vong và nguyên nhân hầu hết chúng là do leo trèo.
Mặc dù trông có vẻ vui nhộn và thể thao; nhưng trò chơi leo trèo là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra té ngã và chấn thương nghiêm trọng.
Đi xe đạp không đội mũ bảo hiểm
Không có gì ngạc nhiên khi đạp xe là một trong những hoạt động yêu thích của trẻ em; vì nó mang lại cho chúng cảm giác độc lập, tự do và vui vẻ – chính xác là những gì chúng muốn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em ở Việt Nam chưa có thói quan đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp; và có thể gặp nguy hiểm nếu chẳng may bị ngã.
Vì vậy, người lớn cần hết sức lưu ý khi cho con đi xe đạp. Đội mũ bảo hiểm là quy tắc an toàn số một vì nó bảo vệ đầu trong trường hợp bị ngã; có thể ngăn ngừa chấn thương não và những chấn thương nặng khác. Điều quan trọng nữa là không bao giờ để con bạn đi xe mà không có người giám sát.
Nguồn: Tintuconline.com.vn