Từ khi có em bé, quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày hay đến thời gian sau khi sinh thì cơ thể người phụ nữ có những thay đổi . Những thay đổi này tương đối lớn so với cơ thể người phụ nữ trước khi có em bé. Những thay đổi đến từ rất nhiều phương diện từ sức khỏe, ngoại hình vóc dáng đến thời gian và công việc mà người phụ nữ đang làm.
Những thay đổi được cho là rõ ràng nhất đến từ ngoại hình và công việc. Ngoại hình của những người phụ nữ sau sinh sẽ không còn có thể trẻ trung, tràn đầy sức sống như trước; lí do có thể do thời gian chăm sóc con nhiều người mẹ không có đủ thời gian chăm sóc cho ngoại hình của bản thân mình do đó các bà mẹ sau sinh thường có ngoại hình hơi kém sắc. Còn về công việc sẽ bị gián đoạn do thời gian nghỉ sinh con và chăm sóc con cái. Đó là những thay đổi một cách đơn giản ngoài ra còn có nhiều thay đổi khác. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể biết được những thay đổi cụ thể đó nhé.
Ngoại hình thay đổi
Ngoại hình chính là thứ thấy rõ nhất của phụ nữ sau sinh. Cơ thể thon gọn ngày nào biến mất; bụng họ dường như dư ra cả ”rổ mỡ”. Đừng vội nghĩ rằng chỉ cần sinh xong, bụng sẽ bé lại như cũ. Thường thì rất ít người lấy lại vóc dáng ban đầu.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều mẹ dù biết ăn nhiều chất bổ sau sinh sẽ tăng cân không kiểm soát nhưng vì sợ con không đủ sữa nên vẫn chấp nhận hi sinh, ăn tống ăn táng toàn cơm; cháo cùng rất nhiều những món bổ dưỡng khác.
Bên cạnh đó, trong suốt thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, cơ bụng của người mẹ trở nên lỏng lẻo hơn; những vết rạn và sạm đen cũng là một trong những vấn đề lo ngại của không ít phụ nữ sau sinh.
Tóc rụng lả tả
Nhiều mẹ sau sinh thường phàn nàn rằng tóc họ rụng ra cả búi; nhất là khi chải hoặc gội đầu. Rất nhiều bà mẹ kiêng cữ đến 1 tháng mới gội đầu nhưng tóc thì vẫn rụng nhiều như lá mùa thu. Nhiều ba mẹ nghĩ đến việc cắt tóc ngắn hoặc thay đổi dầu gội nhưng sự thật này cũng không thể thay đổi tốt hơn là mấy.
Thực chất, tóc rụng sau sinh là do ảnh hưởng của nội tiết tố; đồng thời sau sinh mẹ thường phải vất vả thức khuya chăm con; thậm chí bị căng thẳng, stress càng khiến tóc rụng nhiều hơn.
Tập cho con bú bình và ăn dặm
Sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản ở nhà, để chuẩn bị đi làm; người mẹ bắt đầu một hành trình tập cho con bú bình và ăn dặm để con dần thích nghi trong lúc mẹ đi làm.
Điều này khiến không ít bà mẹ dễ rơi vào tình trạng stress và áp lực vì nhiều trẻ không chịu hợp tác.
Chưa kể giai đoạn này các bà mẹ còn phải đối mặt với rất nhiều lời khuyên từ người lớn trong cách chăm sóc con, sự phân vân không biết nên làm cái gì tốt nhất cho con cũng khiến nhiều bà mẹ trẻ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Mắt thâm quầng vì thiếu ngủ
Đặc sản của sinh con chính là thức đêm thức hôm tới mức mắt quầng như gấu trúc. Sau một ngày làm việc quay cuồng với bé; mẹ chỉ ước có một giấc ngủ dài, thật sâu. Nhưng điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra; vì các bé thường hay thức hoặc khóc đêm.
Thường thì mẹ phải thức dậy nhiều lần để dỗ bé khóc; cho bé bú, thay tã cho bé. Những đêm mất ngủ khiến người mẹ mệt mỏi; cáu gắt, đôi mắt thâm quầng.
Dễ tủi thân
Sau sinh, tâm lý người phụ nữ dễ nhạy cảm và dễ tổn thương. Người mẹ thường tức giận; muốn khóc và không thể kiểm soát được mình.
Cách tốt nhất là hãy kiểm soát và giữ một phần cảm xúc cho mình. Vậy nên các ông bố hãy dịu dàng hơn với vợ mình nhé; đây cũng là liều thuốc giúp mẹ không bị rơi vào trạng thái trầm cảm.
Nếu may mắn có một người đàn ông thấu hiểu thì bao nhiêu sự khó khăn; mệt mỏi của người vợ đều được bù đắp. Vậy nên các ông chồng ơi, hãy luôn bên cạnh và yêu thương vợ mình nhiều hơn nhé.