Hiện tại, dư luận vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến; băn khoăn về những tác động có thể xảy ra của việc xây dựng nhà ga ngầm C9 đối với công trình văn hóa nghìn năm lịch sử – Hồ Gươm.
Những băn khoăn của người dân về dự án nhà ga ngầm C9
3 tuần vừa qua, Ban Quản Lý ĐSĐT Thành phố Hà Nội đã tiến hành trưng bày về phương án; vị trí; tổng diện tích mặt bằng nhà ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2; đoạn Thăng Long – Trần Hưng Đạo. Dự án đã nhận được gần 1800 phản hồi từ phía người dân; trong đó 90% có phản hồi đồng thuận.
Tuy vậy, 10% phản hồi còn lại là những ý kiến thắc mắc; băn khoăn về những tác động của dự án xây dựng ga ngầm đối với di sản văn hóa Hồ Gươm; vốn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm.
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 của thành phố Hà Nội; được Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội; và các cơ quan liên quan đã cùng nghiên cứu và đưa ra được nhiều phương án vị trí ga; hướng tuyến đường sắt đô thị số 2 đi qua khu vực trung tâm.
Trong đó, phương án 1 tuyến cắt qua khu vực gần trung tâm thành phố dọc Hàng Giầy, Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào qua các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài….
Phương án 1 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và vị trí ga C9 được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa hồ Hoàn Kiếm, phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội.
Dẫu thế nào cũng phải quan tâm và bảo vệ hồ Hoàn Kiếm
Ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh: “Hồ Hoàn Kiếm chỉ có một. Nhưng nhà ga thì có thể có 10 hoặc có nhiều hơn nữa. Vậy thì dẫu thế nào cũng phải quan tâm và bảo vệ hồ Hoàn Kiếm và không gian hồ Hoàn Kiếm; chúng ta vốn đã có rất nhiều lỗi lầm và có những lỗi lầm không thể sửa chữa được nữa; đừng để có thêm những lỗi lầm mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến không gian hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm không phải chỉ là cái hồ”.
KTS Trần Huy Ánh – công tác tại Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng; ưu điểm lớn nhất của vị trí đặt ga C9 nằm sát hồ Gươm là có thể thu hút được một lượng lớn người sử dụng và đúng với phương án quy hoạch. Tuy nhiên vấn đề đặt ra; hiện nay không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm là một không gian thu hút người dân đến thư giãn; việc gia tăng đột biến số lượng người tham gia giao thông có thể ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt đô thị. Ngoài ra, quá trình thi công nhà ga có thể tác động đến các công trình di tích xung quanh và hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán của người dân.
Chia sẻ của KTS Trần Huy Ánh
KTS Trần Huy Ánh không tránh khỏi lo lắng: “Việc đặt nhà ga C9 cạnh Hồ Gươm; đây là một vị trí có thể thu hút được số người đi trên tàu rất lớn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu đô thị; người ta cũng phải nghiên cứu không gian của đô thị có thể đáp ứng tối đa là bao nhiêu. Vượt quá ngưỡng đó sẽ xảy ra xung đột; rủi ro và những thảm họa không thể khắc phục được. Chỉ nói đến giao thông là rất quan trọng nhưng chưa đủ vì bản chất khu vực này cũng là một di tích lịch sử; di tích văn hóa đang được khai thác là một không gian để thư giãn. Việc thu hút lượng người quá lớn sẽ đe dọa trực tiếp đến cảnh quan thiên nhiên và gây hỗn loạn về giao thông”.
Ý kiến của PGS.TS Triệu Thế Hùng
Trong khi đó, PGS.TS Triệu Thế Hùng – Cục trưởng Cục Di sản văn hóa; Bộ Văn hóa; Thể thao và Du lịch không tránh khỏi băn khoăn về những tác động; ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng nhà ga ngầm có thể ảnh hưởng đến các di tích lịch sử xung quanh như tháp Bút; Đài tưởng niệm và các ngôi Đền đã được công nhận di tích ở đó.
Trong phương án thiết kế đưa ra; nhà tư vấn chưa đưa ra được những đánh giá tác động có thể xảy ra trong quá trình đào sâu 40 mét. Mặt khác; việc xây dựng 1 công trình giao thông đô thị ngay sát cạnh di tích cũng vi phạm các quy định của Luật Di sản.
PGS.TS Triệu Thế Hùng phân tích: “Tôi cho rằng đây không phải là công trình trực tiếp phục vụ; bảo vệ hoặc phát huy giá trị di sản cấp quốc gia đặc biệt mà đây là một công trình giao thông đô thị nói chung; cho nên nếu mà xây dựng ở đó với phương án bố trí cửa số 3 ở khuôn viên Bờ Hồ và điều này vi phạm quy định của Di sản văn hóa”.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Quan bày tỏ quan điểm về dự án nhà ga ngầm
Đồng tình với quan điểm này; Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Quang- Đại học Twele của Hà Lan cho rằng rất khó để khẳng định không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công nhà ga ngầm C9 tới các công trình xung quanh.
Bài học tại Hà Lan
Bởi tại Hà Lan, khi xây dựng tuyến đường sắt đô thị ở thủ đô Amsterdam; mặc dù công tác thi công đã được chuẩn bị hết sức chu đáo cùng với công tác nghiên cứu; kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhưng công trình vẫn để xảy ra sự cố nứt công trình do rò rỉ nước trong quá trình đào. Trong khi đó, công trình công trình nhà ga C9 là nơi tổ hợp nhiều công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử; tâm linh đối với người dân Hà Nội.
Nhiều bất trắc khó đoán trước
Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Quang cho biết: “Khu vực đặt ga C9 gần di tích và di sản của Hà Nội. Khi thi công ga bắt buộc phải thi công đào mở. Tại vị trí ga, phạm vị chân ga dài 200 mét và chiều rộng có thể lên tới 50 mét; sẽ phải đào bỏ tất cả hiện vật trên mặt đất và sẽ phải đào mở. Hiện nay công nghệ thi công tiên tiến nhưng trong quá trình thi công không ai có thể nói trước điều gì cả; nhất là khi thi công một công trình phức tạp”.
Ông Quang cho biết thêm, sau sự cố nứt công trình do thi công đường sắt; chính quyền Amsterdam đã đưa ra một quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt; minh bạch hơn với sự tham gia tích cực của người dân.
Phát triển đô thị là cần thiết nhưng không quên bảo tồn di sản dân tộc
Di tích hồ Hoàn Kiếm là địa linh; hồn cốt văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Việc xây dựng những công trình ảnh hưởng đến di sản đô thị sẽ rất khó để khắc phục nếu xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Phát triển giao thông – đô thị là điều cần thiết của đô thị văn minh; nhưng song song với đó cũng cần bảo tồn những di sản đô thị lâu đời; phát huy văn hóa truyền thống, không nên vì sự phát triển kinh tế xã hội mà đẩy rủi ro cho phát triển văn hóa.
Bởi vậy nhiều chuyên gia cho rằng; Hà Nội cần cân nhắc thật kĩ vị trí bố trí ga C9 và có những phương án mới thay thế; tránh gây ảnh hưởng đến những di sản quốc gia đặc biệt.
Nguồn: kientrucvietnam.org.vn