Trong mỗi thành phố đều có những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng văn hóa, lịch sử và chúng mang đến cho kí ức của cư dân đô thị, song những di sản này chưa được xếp hạng và đang có nguy cơ bị lấn chiếm, xâm hại. Vậy, giải pháp để bảo tồn cho các công trình kiến trúc này là gì?
Hiện nay, một trong số các di sản chưa được xếp hạng đang có nguy cơ cao bị phá dỡ như Dinh Thượng Thư (phố Lý Tự Trọng, quận 1, TP Hồ Chí Minh). Với lý do “Không nằm trong danh sách bảo tồn” mà công trình cổ có tuổi đời hơn 130 tuổi này từng có nguy cơ bị dỡ bỏ để xây dựng công trình mới.
Công trình Dinh Thượng Thư góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo nên không gian đô thị từ những ngày đầu tiên, công trình được biến đến như một công sở hành chính ra đời sớm nhất; nằm trong “vùng di sản, vùng kí ức” của thành phố. Hiện tại ở địa phương, hầu như không còn công trình nào có hình thức kiến trúc và tuổi đời lâu như vậy còn tồn tại.
Những công trình kiến trúc, di sản ở Hà Nội cũng từng bị xếp hạng nên bị xâm hại
Ở Hà Nội, cũng từng có tình trạng di sản kiến trúc đô thị không được xếp hạng nên bị xâm hại. Trường Đại học Dược ở 19 Lê Thánh Tông do kiến trúc sư (KTS) nổi tiếng Ernest Hébrard thiết kế; đã bị phá khuôn viên khi một phòng thí nghiệm được xây trong sân hồi đầu năm 2013; trong khi nơi này là tiêu biểu của phong cách kiến trúc Đông Dương.
Tương tự, Di chỉ Vườn Chuối thuộc xã Kim Chung; huyện Hoài Đức; TP Hà Nội với dấu vết hàng nghìn năm lịch sử đang đứng trước nguy cơ biến mất; bởi một dự án xây dựng khu đô thị mới
Cuối năm 2013, UBND TP Hà Nội xây dựng và ban hành danh sách các công trình kiến trúc khác xây dựng trước 1954 cần được bảo tồn. Trong đó, có Nhà hát Lớn Hà Nội; Bảo tàng Lịch sử quốc gia và trụ sở Bộ Ngoại giao; Phủ Chủ tịch; trụ sở Bộ Tư pháp; trụ sở Báo Văn nghệ quân đội; tháp nước Hàng Đậu; nhà thờ Cửa Bắc; cầu Long Biên; trường THPT Chu Văn An; nhà tù Hỏa Lò; nhà thờ Hàm Long; ga Hà Nội…
Hiện Thủ đô Hà Nội đang tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Cùng với danh mục các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần được bảo tồn; Hà Nội cũng công bố danh sách biệt thự cũ. Cả hai danh mục trên đều thuộc nhóm phụ lục của Nghị quyết về việc ban hành danh mục phố cổ; làng cổ; làng nghề truyền thống tiêu biểu; biệt thự cũ; công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Nhưng nhiều di sản văn hóa; lịch sử đang đứng trước nguy cơ mai một do không nằm trong diện khoanh vùng bảo vệ.
Thực tế này khiến không ít di tích có tuổi đời từ trăm đến nghìn năm tuổi với những giá trị lịch sử; kiến trúc, văn hóa không thể phủ nhận; rơi vào tình trạng không được quan tâm đúng mức, yếu thế trước những lựa chọn, cân nhắc giữa bảo tồn và phát triển; gây nhiều tiếc nuối. Đơn cử như: Di tích “Nhà thờ đổ” ở Nam Định đã và đang bị “bỏ mặc” cho thời gian và thủy triều tàn phá; dù giá trị và tiềm năng phát triển du lịch rất lớn; hay tòa nhà Hòa Giải; xưởng cơ khí Ba Son (TP Hồ Chí Minh) đã bị biến mất hoàn toàn vì những lý do phát triển…
KTS Lê Thành Vinh – Nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích đánh giá
KTS Lê Thành Vinh – Nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích đánh giá: Chúng ta đang khá cứng nhắc khi phân loại và tiếp cận di sản. Tiếp cận một di sản, dù được công nhận hay chưa; trước hết, phải tôn trọng và ứng xử khách quan, nhân văn. Nếu nhìn nhận giá trị di sản chỉ dựa trên trên phương diện hành chính (xếp hạng) sẽ dễ dẫn đến cực đoan. Bởi trong thực tế, nhiều di sản chưa được xếp hạng; nhưng giá trị văn hóa; lịch sử của nó là không thể phủ nhận. Chưa kể, nhiều di sản khác có vai trò quan trọng trong cấu trúc không gian; tạo lập giá trị lịch sử, văn hóa.
Khắc phục tình trạng này, cần có những danh sách khác; những cách phân loại khác để khẳng định giá trị của các di sản phụ trợ thông qua việc bổ sung các quy định chi tiết hơn về di sản đô thị; các nhân tố cấu thành di sản đô thị trong Luật Di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, trong phạm vi đô thị; nhà quản lý ở các góc độ đô thị, kiến trúc, văn hóa…; cũng cần có những quy định phù hợp để giữ lại giá trị của các nhân tố đã trở thành di sản.
Những di sản dù chưa được xếp hạng nhưng lại là những “nhân chứng lịch sử” của đô thị. Đồng thời có vai trò quan trọng trong cấu trúc không gian; tạo lập giá trị lịch sử, văn hóa của đô thị. Do vậy, cần được các nhà chức trách quan tâm và bảo tồn đúng nghĩa.
Nguồn: kientrucvietnam.org.vn