Bệnh cam đường ruột là bệnh xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh này còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bé yêu của bạn. Bệnh cam đường ruột sẽ xuất hiện khi đường tiêu hóa của bé hoạt động kém. Hoặc ăn uống thực phẩm khó tiêu nên dễ bị tích tụ, còn đọng lại trong ruột. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bé luôn cảm thấy bụng ì ạch, khó chịu. Cùng bài viết tìm hiểu những nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh cam đường ruột ở trẻ nhỏ nhé !
Nhiều trẻ em bị cam đường ruột do bẩm sinh cấu tạo trong đường ruột. Hệ miễn dịch của trẻ có vấn đề hoặc cơ địa thể trạng yếu, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, có khi trẻ bị suy dinh dưỡng dẫn tới hệ tiêu hóa yếu đi. Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh cam đường ruột thường là:
Trẻ nôn ói, quấy khóc vì khó chịu
Khi trẻ mắc bệnh cam đường ruột, thông thường khi tới bữa ăn thường xuyên bị nôn ói. Có khi còn lẫn nước mật và dịch ruột, niêm dịch. Cơ thể trẻ sẽ tiêu hóa thực phẩm kém, không hấp thu chất dinh dưỡng. Nên sẽ làm bé bị sụt cân và suy dinh dưỡng.
Bé biếng ăn và có khi sốt nhẹ
Đường ruột không hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn khiến trẻ biếng ăn rồi hay quấy khóc. Đôi khi bé còn có triệu chứng sốt nhẹ.
Phân có vấn đề
Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém, bệnh cam đường ruột ở trẻ xuất hiện cùng các dấu hiệu như trẻ có phân hôi, sệt, nhầy, màu thâm. Có khi trong phân còn lẫn máu do bị xuất huyết dạ dày. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị mà không nên chủ quan.
Vì sao bệnh cam đường ruột ở trẻ lại gây nguy hiểm?
Bệnh cam đường ruột ở trẻ em khiến con lười ăn, thường xuyên tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và xanh xao, gầy gò. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể chuyển biến thành bệnh viêm đường ruột ở trẻ. Đây là thời kỳ bệnh nặng và khó chữa hơn.
Những điều cần biết khi trẻ bị bệnh cam đường ruột
Hệ tiêu hóa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu con bị mắc bệnh cam đường ruột ở trẻ em, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện để được điều trị sớm! Đồng thời, bạn cũng nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây để quá trình chữa trị đạt hiệu quả hơn nhé!
Ăn đúng bữa
Bạn nên cho trẻ ăn đúng giờ, đúng khẩu phần phù hợp chế độ dinh dưỡng theo độ tuổi của trẻ và tránh cho trẻ ăn vặt trước khi ăn chính. Bạn không nên cho trẻ ăn quá no trong mỗi lần ăn để tránh tạo áp lực cho dạ dày. Khi hiện diện trong dạ dày quá lâu, thức ăn dễ bị lên men, thối rữa rồi chuyển hóa thành chất độc gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, khi trẻ đang bệnh, bạn nên nghiền nhuyễn thức ăn để tránh hại dạ dày của con. Những yêu cầu như trên nhằm đảm bảo dạ dày bài tiết đủ dịch vị, giúp tiêu hóa được hết thức ăn.
Nên ngồi vào ghế ăn thong thả, không nên quỳ gối khi ăn
Việc ăn nhanh hoặc các tư thế ngồi ép bụng như quỳ gối của trẻ sẽ khiến ruột bị gấp khúc, thức ăn bị tồn đọng. Tình trạng này ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
Tiết chế lượng đạm động vật
Lúc con trẻ đang bị bệnh, thức ăn khó tiêu hóa, đặc biệt là đạm động vật. Do đó, bạn nên cho bé ăn với 1 lượng vừa đủ và nên bổ sung nhiều rau, củ, trứng, sữa đậu nành.
Ăn nhiều trái cây
Bạn nên cho trẻ ăn nhiều chuối, cam, bưởi, xoài, nước dừa…, đặc biệt là ổi vì loại trái này chứa nhiều vitamin C và có chứa chất giúp ổn định khoang ruột.
Nguồn: marrybaby.vn