Nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các chuyên gia; trong buổi Luận bàn với Báo xây dựng vừa qua đã có nhiều chia sẻ thẳng thắn về vấn đề những khó khăn gặp phải khi cải tạo; xây dựng mới các khu chung cư cũ. Theo đó, các chính khách kiến nghị Nhà nước cần rà soát; đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn thì việc cải tạo; xây dựng lại các khu chung cư cũ mới có thể trở thành hiện thực.
Nhà nước cần có các biện pháp mạnh hơn
Đó chính là chia sẻ của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Ông Nhưỡng nêu quan điểm rằng; muốn cải tạo chung cư cũ, chính quyền phải đóng vai trò là trọng tài; trung lập; cần áp dụng những biện pháp cứng rắng hơn.
Ví dụ của Nhật Bản và Trung Quốc
Theo quan điểm của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng; Nhật Bản và Trung Quốc rất nghiêm khắc trong vấn đề cải tạo các chung cư cũ; công bố các chính sách và phải thực hiện đầy đủ các chính sách được đưa ra; không có chuyện chống đối pháp luật. Vì thế, ông Nhưỡng nhấn mạnh vào vai trò của cấp chính quyền; về nguyên tắc phải vận động tuyên truyền; nếu sử dụng tuyên truyền không được thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế; nhưng cần đảm bảo lợi ích các chủ thể.
Đối với các hộ cơi nới, xây dựng sai phép nhưng vẫn đòi đền bù giá cao tại vị trí giáp ranh các khu chung cư cũ, ông Nhưỡng cũng đề nghị phải xử lý cứng rắn: Đây là hành vi vi phạm pháp luật. Ở Hà Nội có rất nhiều khu, ví dụ như khu Kim Liên, người ta cho xây dựng trái phép rất nhiều, đầu tiên dựng hàng quán, sau đó xây nhà thì câu chuyện này có sai phạm của cả chính quyền.
“Tôi đề nghị xử lý thì phải xử lý người vi phạm và phải xử lý cả cán bộ để xảy ra vi phạm, các trường hợp này chỉ giải tỏa, chứ không có đền bù. Người dân chúng tôi đóng thuế nên không có chuyện đi đóng tiền cho những người làm sai”.
Vấn đề đáng quan tâm trong việc cải tạo chung cư cũ
Đánh giá cao những nỗ lực của các ngành trong việc cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: Hiện nay có một vấn đề vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ mà cử tri quan tâm, đó là phương án đảm bảo đời sống của bà con khi xây dựng cải tạo, xây dựng các chung cư cũ. Bởi khi xây dựng, chung cư cũ phải phá đi, đời sống của hàng trăm người dân bị đảo lộn trong đó có cả người già, trẻ em… Vậy Nhà nước giải quyết vấn đề này như thế nào?
Thứ hai, khi xây dựng xong, việc bán, đổi ra sao… Những vấn đề này, người dân rất bức xúc, đòi hỏi phải có phương án tỉ mỉ. Do vậy, chính quyền phải đứng ra làm trọng tài, không nên để nhà đầu tư đứng ra tự ý quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống người dân, bởi đây là vấn đề an sinh, trật tự xã hội nên về mặt nguyên tắc, cấp ủy, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm với các hộ sống trong đó và các hộ sống xung quanh chung cư được cải tạo.
Mặt khác, vướng mắc lớn nhất hiện nay là vấn đề thỏa thuận, trong đó, thỏa thuận phải đảm bảo quyền lợi người dân đang có. Bởi quyền lợi của người dân tại các chung cư này có nhiều loại. Thứ nhất là những hộ được Nhà nước phân nhà, họ vẫn ở, thứ hai là những hộ mua đi bán lại, do vậy phải hết sức lưu ý.
Cần đảm bảo quyền lợi các chủ thể liên quan
Tiếp nữa, vấn đề quy hoạch phải nhanh chóng được xem xét, đồng thời đảm bảo quyền lợi các bên, đặc biệt là người dân. Chúng ta cần phải vừa quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư, vì nhà đầu tư muốn làm thì phải bỏ vốn ra và có lợi nhuận, vừa đảm bảo hài hòa, nếu không sẽ không giải quyết được vấn đề lợi ích .
Ông cũng nhấn mạnh: Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, Nhà nước có quyền không cho người dân ở các khu chung cư không an toàn nên chính quyền phải là trọng tài. Tôi không đồng tình việc một số cán bộ “thông đồng” với nhà đầu tư xâm phạm quyền lợi người dân, đặc biệt là khi anh hạ giá, hoặc tìm mọi cách đẩy người dân ra khỏi vị trí để thực hiện các mục tiêu khác.
Ông cũng kiến nghị, về chính sách, khi sửa đổi phải hết sức lưu ý, quy định rành mạch, rõ ràng để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Và quan trọng, chính quyền phải là trọng tài trung lập.
Cần rà soát, điều chỉnh những quy định về cải tạo chung cư cũ
Nói về các chính sách cải tạo chung cư cũ, ĐBQH Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) bày tỏ: Chủ trương xây dựng cải tạo chung cư cũ là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chúng ta đã làm được nhưng còn rất chậm. Hiện nay, một số cơ chế chính sách của chúng ta chưa phù hợp như thỏa thuận với người dân về giá, chi phí, thủ tục hành chính còn rườm rà… Nên khi chủ đầu tư tham gia cải tạo thì vấp phải việc người dân không đồng tình vì cho rằng, chưa thỏa đáng.
“Tôi đề nghị Nhà nước xem xét rà soát, điều chỉnh lại những chính sách, quy định cho phù hợp. Nếu xét chung cư cần cải tạo, phù hợp chi phí, thời gian vẫn đáp ứng được cảnh quan đô thị, đàm bảo an toàn thì cho cải tạo. Chung cư nào xuống cấp thì phải có biện pháp xây mới ngay”, Đại biểu Đỗ Văn Vẻ kiến nghị.
Để đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng các chung cư cũ; ông Vẻ cũng chia sẻ rằng: Thời gian tới; các cơ quan chức năng cần vào cuộc tích cực để chúng ta đưa ra những giải pháp hữu hiệu. Kinh nghiệm các nước cho thấy họ làm rất bài bản; khi xây dựng công trình người ta tính toán đến tuổi thọ bao nhiêu; đến thời gian nào phải sửa chữa. Sơ bộ, trùng tu rồi đại tu; tính đến mức độ an toàn nếu không đảm bảo thì đập đi xây mới; chứ không nhất thiết phải cải tạo. Như vậy, chi phí rẻ hơn, tiến độ nhanh hơn; mà mỹ quan đô thị vẫn đảm bảo.
“Có quỹ 30.000 tỷ xây nhà ở xã hội, tại sao không có quỹ 30.000 tỷ cải tạo chung cư cũ?”
Đây là giả thuyết của KTS. Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam. Ông cho rằng: “Chung cư cũ hiện nay tiềm ẩn 3 vấn đề: Sự xuống cấp chất lượng của công trình; cháy nổ, tạo cho bộ mặt kiến trúc nhếch nhác. Đó là những khu ổ chuột nhưng không được quan tâm. Nhà nước đã có quỹ 30.000 tỷ xây nhà ở xã hội; tại sao không có quỹ 30.000 tỷ để cải tạo chung cư cũ nhằm thu hút đầu tư? Khuyến khích nhà cao tầng tại các chung cư cũ sẽ giảm được mật độ xây dựng; dành được quỹ đất rất lớn”.
Ông cũng kiến nghị: Cần có quy hoạch đồng bộ và làm cuốn chiếu. Đã đến lúc, Nhà nước phải coi việc này là trách nhiệm; Nhà nước cần có nguồn vốn, khi đó sẽ có cách quản lý tốt; có chính sách tốt quản lý được mật độ. Do vậy, cần có chính sách rõ ràng; coi đây là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp chỉ góp phần đồng hành.
Ông cũng đưa ra những bất cập: Hiện nay, chính sách cải tạo chung cư cũ đã có nhưng chưa rõ ràng, cụ thể; minh bạch. Vẫn quan điểm chủ đầu tư vào có lợi không? Người dân có được tái định cư không?…. Và một số hộ dân lấn chiếm lâu năm trở thành nhà của họ; giải quyết như thế nào?
“Phải có nguồn quỹ được Quốc hội thông qua; nếu không sẽ không bao giờ giải quyết được bài toán cải tạo nhà chung cư. Gói hỗ trợ cải tạo chung cư; Nhà nước sẽ thu lại được và chúng ta sẽ có được sự đồng thuận của xã hội”; KTS. Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh.
Nguồn: kientrucvietnam.org.vn