Để phát triển đô thị thông minh thì cần phải làm gì ?

Bất động sản Kiến trúc
Mất:4 phút, 51 giây để đọc

Hiện nay, có rất nhiều thành phố trên thế giới đang chạy theo hướng phát triển đô thị thông minh và bền vững; Việt Nam cũng là một đất nước không ngoại lệ, đã có đến 20 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đang lên kế hoạch hoặc khởi động các đề án về đô thị thông minh. Vì mô hình thành phố thông minh hầu như sẽ giải quyết được những vấn đề gây bức xúc xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không phải cứ sao chép lại các mô hình có sẵn thì có thể phát triển thành công như những thành phố lớn trên thế giới mà điều quan trọng là phải tìm ra được những giải pháp để giải quyết được những vướng mắc còn tồn đọng.

Mặc dù, việc quy hoạch đã được phê duyệt, song vẫn còn những hiện tượng còn chạy theo lợi ích nhóm; việc ách tắc đô thị vẫn xảy ra thường xuyên vì việc xây dựng các nhà cao tầng trong khu đất vàng làm tăng mật độ dân cư quá mức. Các kênh ao, hồ, mương không được khơi thông mà còn bị lấn chiếm; dẫn đến nhiều nơi phải sử dụng đò trong thành phố khi mưa lớn, phố xá thì luôn bị ngập.

Thành phố Songdo, Hàn Quốc là thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới. Songdo phát triển ba mạng lưới nước, bao gồm nước sạch, nước thải và nước đã qua xử lý, để cung cấp cho người dân...
Thành phố Songdo, Hàn Quốc là thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới. Songdo phát triển ba mạng lưới nước; bao gồm nước sạch, nước thải và nước đã qua xử lý, để cung cấp cho người dân…

Đến năm 2050 thì việc chạy theo đô thị thông minh ở Việt Nam như thế nào ?

Dự báo đến năm 2050, 70% dân số thế giới sẽ sống ở các đô thị. Tại Việt Nam, hiện có 813 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đang tăng rất nhanh, khoảng 37,5%. Chỉ riêng hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có dân số đô thị chiếm khoảng 30% dân số đô thị trên toàn quốc. Điều này sẽ tạo nên áp lực vô cùng lớn lên hệ thống công trình cơ sở hạ tầng; cơ sở vật chất và không gian sống; đòi hỏi các kiến trúc sư; các nhà xây dựng phải nắm bắt; đáp ứng được xu hướng thực tế và nhu cầu sống của cộng đồng. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển các đô thị thông minh; giúp cộng đồng cư dân phát triển bền vững.

Phát triển đô thị thông minh và bền vững đang là mục tiêu của rất nhiều TP trên thế giới. Tại Việt Nam; đã có gần 20 tỉnh, TP trên toàn quốc đang triển khai hoặc khởi động các đề án về đô thị thông minh. Việc lên kế hoạch; nghiên cứu lộ trình các giải pháp phục vụ cho mục tiêu xây dựng; phát triển các đô thị thông minh và bền vững không chỉ là vấn đề quốc gia; mà còn cần có sự đóng góp của cả các DN và người dân.

Ông Trần Quốc Thái – Phó Cục Trưởng Cục Phát triển Đô thị cho biết việc định hướng phát triển đô thị 

Ông Trần Quốc Thái – Phó Cục Trưởng Cục Phát triển Đô thị chỉ ra rằng: Trong phát triển đô thị; việc quy hoạch các lĩnh vực hoạt động sản xuất; và cung cấp dịch vụ cho người dân là một trong các nhiệm vụ định hướng hoạch định cụ thể để xác định không gian chức năng; các mục tiêu phát triển không gian đất, sản xuất công nghiệp, không gian mặt nước được rõ ràng. Tuy nhiên, một trong những thách thức khó khăn nhất chính là quản lý quy hoạch.

Cũng theo ông Thái, triển khai thí điểm xây dựng một đô thị thông minh có các mức độ khác nhau là mức độ toàn quốc; mức độ toàn TP và ở mức độ này thì có liên quan đến nhiệm vụ của chính quyền; mức độ cuối là nhiệm vụ của các khu đô thị cụ thể.

Tùy vào mức độ mà việc triển khai thí điểm xây dựng một đô thị thông minh là khác nhau
Tùy vào mức độ mà việc triển khai thí điểm xây dựng một đô thị thông minh là khác nhau

Bộ Xây dựng phối hợp với nhà đầu tư để nghiên cứu triển khai đô thị thông minh

Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng đang phối hợp với một số nhà đầu tư để nghiên cứu triển khai các khu đô thị thông minh. Vấn đề không chỉ đơn thuần là đưa ra các công nghệ sau đó áp dụng mà các quy định; trách nhiệm các hệ thống quản lý giám sát đi theo thế nào.

Trong thời gian tới, cùng với sự phối hợp với các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường; và tiềm năng đưa vào các khu đô thị cụ thể; Bộ Xây dựng sẽ tiến hành xây dựng các quy chế trong quản lý và đầu tư khu đô thị thông minh.

Ông Vũ Hồng Phong – Giám đốc dự án; Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam cho biết: Để phát triển đô thị thông minh cần xét đến yếu tố quan trọng như hạ tầng giao thông; diện tích cây xanh và giáo dục. Hệ thống giao thông của Singapore tích hợp từ xe bus; tàu điện ngầm chỉ bằng một tấm thẻ. Tuy nhiên, để làm được những điều đó thì chúng ta cũng cần phát triển ra một hệ thống phương tiện thông minh, đồng đều. Điều Việt Nam cần làm là tìm giải pháp xử lý các vấn đề; để làm sao có thể giải quyết triệt để các vướng mắc còn tồn tại.

Nguồn: kientrucvietnam.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *