Việt nam là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc

Kinh tế Thị trường
Mất:5 phút, 13 giây để đọc

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng mạng so vs cùng kì năm trước.

Cao su tự nhiên là một vật liệu đàn hồi và bền được làm từ mủ cao su latex. Công thức phân tử của cao su là (C5H8) n, còn gọi là hỗn hợp polyme isporene, được cấu tạo từ các mạch cacbon dài và được chia thành nhiều nhánh. Mạch xoắn và móc vào nhau như móc câu. Thay vì giãn ra, các mạch này có xu hướng co lại và trở lại hình dạng ban đầu. Do tính đàn hồi tuyệt vời, cao su thiên nhiên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Châu Á đứng đầu thế giới về tiêu thụ cao su, chiếm 69,7% tổng thị phần. Sau đó là Châu Âu và các nước Bắc Mỹ.

Cao su tự nhiên được người Bắc Mỹ phát hiện vào khoảng thế kỷ 16. Là chất lỏng màu trắng sữa, sau một thời gian lên men và cô đặc lại nên được gọi là cao su khô. Cấu trúc này hiếm khi được sử dụng cho bất kỳ thứ gì đòi hỏi sự linh hoạt để định hình lại đối tượng mong muốn. Vì vậy, dù cao su thời điểm đó đã đóng cửa nhưng không thể xuất khẩu, bán được. Phương pháp này sau đó hòa tan cao su khô trong một chất lỏng và sử dụng một loại mủ mới. Dung dịch lỏng này có thể được sử dụng để rửa, bôi và ngâm đồ vật. Tuy nhiên, tiến độ này không mấy hữu ích đối với ngành cao su.

Xuất khẩu cao su

Theo thống kê của Việt Nam

Tong 11 tháng năm 2020, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,51 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng, trị giá 1,55 tỷ USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 15,4% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.311 USD/ tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 11 tháng năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,18 triệu tấn cao su, trị giá 1,55 tỷ USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 15,4% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.311 USD/ tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 83,26% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020; với 987,63 nghìn tấn, trị giá 1,32 tỷ USD; tăng 24,8% về lượng và tăng 23,7% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.337 USD/tấn; giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 11 tháng năm 2020, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng khá cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 như: Latex tăng 51% về lượng và tăng 58,6% về trị giá; SVR 20 tăng 38,3% về lượng và tăng 31,2% về trị giá; cao su tái sinh tăng 21,8% về lượng và tăng 75,5% về trị giá; cao su tổng hợp tăng 305,2% về lượng và tăng 303% về trị giá.

Theo thống kê của Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm 2020; nhập khẩu cao su (mã HS 4001; 4002; 4003; 4005) của Trung Quốc đạt 9,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Thái Lan; Việt Nam; Malaysia; Indonesia và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. Trong 11 tháng năm 2020; Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,51 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020 chiếm 15,52%, tăng so với mức 14,11% của 11 tháng năm 2019.

Về chủng loại nhập khẩu; trong 11 tháng năm 2020; Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) đạt 2,63 tỷ USD; giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan; Indonesia; Malaysia; Việt Nam và Bờ Biển Ngà. Trong 11 tháng năm 2020; Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Trung Quốc với 204,51 triệu USD; giảm 32,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 7,77% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc; giảm so với mức 9,91% của 11 tháng năm 2019.

Xuất khẩu cao su

Các thị trường khác cung cấp cho Trung Quốc

Trong 11 tháng năm 2020; Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) đạt 4,34 tỷ USD; tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2019. Thái Lan; Việt Nam; Malaysia; Indonesia và Myanmar là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc. Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc trong 11 tháng năm 2020 với 1,3 tỷ USD; tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 29,98% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc; giảm so với mức 31,18% của 11 tháng năm 2019./.

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *