VACM thu mua lại các khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt

Kinh tế Tài chính
Mất:5 phút, 30 giây để đọc

VAMC tiếp tục thể hiện vai trò của mình trong việc xử lý nợ xấu trong nước

VAMC là công cụ hiện đại góp phần trả nợ xấu nhanh chóng được quản lý bởi Ngân hàng Nhà Nước, tạo tài chính tốt, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức, tổ chức tín dụng, hu chi không vì mục tiêu lợi nhuận , minh bạch,thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phù hợp trong nền kinh tế. Hạn chế rủi ro và chi phí quản lý nợ xấu.  VAMC là tổ chức duy nhất được hình thành dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có cơ chế tiền tệ, trả lương theo loại hình doanh nghiệp nhà nước đặc biệt.

Kể từ ngày 01/10/2013, VAMC chính thức mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng theo phương án hàng năm đã được ngân hàng nhà nước phê duyệt. Sau khi mua nợ xấu, VAMC tổng hợp, phân loại, đánh giá và xây dựng danh mục nợ xấu để thực hiện các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả như kêu gọi thu hồi, khởi kiện, bán nợ, bán tài sản đảm bảo hoặc cho phép tổ chức tín dụng thu hồi nợ. Hoạt động mua bán và quản lý nợ xấu của VAMC đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.

VAMC

Hội nghị tổng kết năm 2020

Báo cáo tổng kết

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Phát biểu tại hội nghị, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC cho biết, riêng năm 2020, VAMC đã triển khai mua 281 khoản nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với 15.218 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, đạt gần 100% kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước giao.

Lũy kế từ khi thành lập đến hết ngày 31/12/2020; cơ quan này đã thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đạt 374.622 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng,

Ông Thắng cũng cho biết thêm; do dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tới mọi hoạt động đời sống kinh tế – xã hội nên VAMC cũng không tránh khỏi những tác động; nhất là liên quan đến xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên; đơn vị vẫn cố gắng tiếp tục tập trung xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng.

Xử lý nợ xấu không dễ dàng

Cụ thể, trong năm; VAMC đã xử lý và phối hợp với các tổ chức tín dụng xử lý thu hồi nợ xấu được 47.515 tỷ đồng dư nợ gốc (tạm tính), đạt 95,03% kế hoạch năm 2020. Luỹ kế; VAMC đã xử lý thu hồi nợ đạt 167.019 tỷ đồng; đặc biệt từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (15/8/2017); kết quả thu hồi nợ của VAMC chiếm 63% tổng số thu hồi nợ lũy kế.

Cùng với triển khai ngay các biện pháp xử lý thu hồi nợ, VAMC cũng phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ khách hàng mua hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ. Đồng thời; VAMC cũng thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và đúng quy định.

Với kết quả như trên; Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng; nỗ lực của toàn thể cán bộ; nhân viên VAMC. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của VAMC trong công tác xử lý nợ xấu; là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và giảm thiểu rủi ro cho hệ thống; hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc tái cơ cấu; lành mạnh hóa tài chính; đặc biệt góp phần khơi thông và thúc đẩy mở rộng tín dụng cho nền kinh tế một cách an toàn; hiệu quả.

VAMC

Kế hoạch cho năm tiếp theo

Để thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống; trong năm 2021; Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đề nghị VAMC tiếp tục bám sát Nghị quyết 42; các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trên cơ sở nguồn lực thực tế; cần triển khai một cách đồng bộ; hiệu quả Chiến lược phát triển đến năm 2025; định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2024/QĐ-NHNN ngày 27/11/2020; Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2020 và hướng tới năm 2022 theo Quyết định số 28/QĐ-NHNN.

Bên cạnh đó; VAMC cần nỗ lực thực hiện kế hoạch xử lý và thu hồi nợ; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu; tăng cường hoạt động mua bán; xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được phê duyệt; sớm đưa Sàn giao dịch nợ VAMC đi vào hoạt động.

Đồng thời; đơn vị cần phối hợp hiệu quả với các tổ chức tín dụng trong việc xử lý nợ xấu; tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt; tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng về mức an toàn (dưới 3%) theo Chỉ thị của Thống đốc về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021.

Đặc biệt; trên cơ sở về nguồn lực tài chính; năng lực thực hiện; VAMC cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ theo chức năng; nhiệm vụ được giao như hoạt động bảo lãnh; đầu tư tài chính; góp vốn; mua cổ phần…; đi đôi với thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro; bảo đảm khách quan; minh bạch; tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tuyệt đối vốn; tài sản của Nhà nước…/.

Nguồn: vneconomy.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *