Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ em bị đau khớp gối

Bệnh trẻ em Sức khỏe
Mất:4 phút, 10 giây để đọc

Nhiều bậc phụ huynh khi nghe con trẻ than phiền vì bị đau khớp gối lại cho rằng do con trẻ chạy nhảy nô đùa quá chớn. Nên thường không quan tâm và chăm sóc kĩ càng. Tuy nhiên, tình trạng đau khớp gối ở trẻ em bắt nguồn từ khá nhiều lý do. Mà nếu như không có sự phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con sau này. Đừng nên chủ quan với bệnh đau khớp gối ở trẻ em. Nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng đau khớp gối chỉ xuất hiện ở tuổi trung niên hoặc người già. Bênh này hoàn toàn có thể xảy ra với trẻ nhỏ mẫu giáo và tiểu học.

Trong trường hơp nhiều trẻ em bị đau khớp gối do vận động thì các bậc cha mẹ không đáng lo ngại. Nhưng nếu ở con trẻ xuất hiện cơn đau dai dẳng và liên tục. Thì bạn nên tìm hiểu và truy tìm nguyên nhân khiến trẻ em bị đau khớp gối để khắc phục sớm nhất. Khi con trẻ bị đau khớp gối, bạn nên lưu ý những nguyên nhân hàng đầu này:

Trẻ em cũng bị đau khớp gối
Trẻ em cũng bị đau khớp gối

Viêm khớp do nhiễm khuẩn

Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào ổ khớp khiến khu vực này bị sưng viêm và đau. Điều này gây ra sự khó chịu và khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại. Một số bé còn có biểu hiện ăn uống không ngon miệng hoặc cảm thấy nhịp tim nhanh.

Viêm khớp thiếu niên (Juvenile Arthritis)

Viêm khớp thiếu niên có thể xảy ra với trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 16 tuổi. Dấu hiệu điển hình nhất khi gặp phải vấn đề này là khớp gối sờ vào thấy ấm hoặc sưng đỏ khắp vùng đầu gối. Ở các vận động viên tuổi thiếu niên hoặc trẻ vị thành niên, cơn đau khớp thường xuất hiện ở phần mặt trước của đầu gối. Khi bệnh tiến triển, bạn nên để trẻ nghỉ ngơi. Đồng thời liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bệnh Osgood – Schlatter khiến trẻ bị đau khớp gối

Bệnh Osgood – Schlatter, hay còn gọi là chứng đau đầu gối tuổi thiếu niên. Là tình trạng sưng đau vùng lồi củ trên xương chày. Theo đó khi mắc phải tình trạng này, trẻ bị đau khớp gối hoặc đau nhưng không có vị trí rõ ràng.

Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối sau khi bé chơi thể thao hoặc vận động. Nó thường kéo dài khoảng vài ngày rồi hết nhưng sau đó lại tái diễn. Nhiều người không nắm rõ nên cho rằng trẻ đau là do con đang trong thời kỳ phát triển

Viêm gân bánh chè

Bệnh lý này thường gặp ở những vận động viên tham gia những môn thể thao. Đòi hỏi sử dụng động tác của gối nhanh, mạnh hoặc liên tục, nhất là các vận động viên nhảy cao, nhảy xa. Do vậy, tổn thương này còn được gọi là “Jumper’s knee” (Gối của vận động viên nhảy xa).

Gân bánh chè nằm ở vị trí trước gối dưới xương bánh chè, có vai trò làm duỗi gối. Động tác nhảy hoặc ngồi xổm quá mạnh ở trẻ có thể gây áp lực lên vùng cấu trúc này. Từ đó làm tổn thương những sợi gân. Các triệu chứng phổ biến của Jumper’s knee là trẻ bị sưng hoặc đau ở vị trí trước gối. Nếu phát hiện trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ cần cho con ngưng mọi hoạt động ngoài trời, thể thao cho đến khi thuyên giảm.

Chấn thương mô mềm

Chấn thương mô mềm thường là do trẻ sử dụng quá nhiều lực lên đầu gối, dây chằng và gân khi hoạt động thể chất. Theo đó, phương pháp RICE bao gồm việc nghỉ ngơi (Rest), chườm đá (Ice), băng ép vết thương (Compression). Nâng cao vết thương để giảm sưng (Elevation) rất có hiệu quả trong việc giúp trẻ phục hồi khi gặp tình huống này.

Chấn thương mô mềm
Chấn thương mô mềm

Viêm gân cơ tứ đầu gây tình trạng

Gân này là sự hội tụ của 4 gân cơ ở mặt trước đùi. Theo đó, viêm gân cơ tứ đầu là kết quả của việc chấn thương do tham gia các hoạt động thể chất mạnh gây kéo giãn cơ tứ đầu.

Tình trạng này khá phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên có chơi các môn thể thao như bóng đá, điền kinh hoặc những hoạt động có liên quan đến chạy bộ. Bên cạnh việc sưng, yếu cơ, viêm gân cơ tứ đầu có thể khiến trẻ bị đau khớp gối ngay phía trên xương bánh chè.

Nguồn: marrybaby.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *