Sử dụng vật liệu xây dựng xanh và tiết kiệm năng lượng đang là xu hướng

Bất động sản Vật liệu
Mất:5 phút, 2 giây để đọc

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo Vật liệu xây dựng xanh và tiết kiệm năng lượng vào ngày 10/12/2020 tại Hà Nội. Hội thảo này là một trong các chuyên đề thuộc chuỗi hoạt động của Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2020.

Trong buổi lễ khai mạc hội thảo, PGS.TS.Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng đã nhấn mạnh sự quan trọng của vật liệu xây dựng xanh; trong quá trình phát triển công trình xanh phải tiết kiệm năng lượng.

Hiện nay, vật liệu xây dựng xanh trên thế giới có xu hướng phát triển hoàn toàn phù hợp với quan điểm phát triển xanh, sự bền vững của Liên hợp quốc – nguồn tài nguyên phải sử dụng tối thiểu nhất có thể để đạt được hiệu quả tối đa. Để thực hiện được mục tiêu này; các quốc gia cần phải hạn chế tiêu thụ năng lượng trong sản xuất và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất vật liệu xanh cần phải loại bỏ được những yếu tố độc hại khác; sản phẩm dễ dàng tái chế và có thể sử dụng lại.

PGS.TS. Lê Trung Thành phát biểu khai mạc hội thảo
PGS.TS. Lê Trung Thành phát biểu khai mạc hội thảo

Có nhiều chiến lược khuyến khích doanh nghiệp cùng người dân đẩy mạnh sản xuất, sử dụng vật liệu xanh

Thời gian qua, Bộ Xây dựng Việt Nam đã rất tích cực và chủ động tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; đồng thời ban hành theo thẩm quyền nhiều cơ chế, chính sách, nhiều đề án, chiến lược, chương trình nhằm khuyến khích các doanh nghiệp; người dân đẩy mạnh sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xanh; thân thiện với môi trường, hiệu quả năng lượng.

Theo PGS.TS. Lê Trung Thành, để thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương phát triển vật liệu xanh; công trình xanh, thời gian tới Việt Nam cần chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về vật liệu xây dựng, trong đó chú trọng những ưu đãi sản xuất và sử dụng vật liệu xanh; đổi mới, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm vật liệu xây dựng; tăng thuế môi trường đối với những vật liệu gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ; áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất.

Bộ Xây dựng chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, có khả năng nắm bắt công nghệ mới, làm chủ dây chuyền sản xuất hiện đại, chủ động trong công tác thiết kế; phát triển sản phẩm mới thân thiện với môi trường.

Trình bày tham luận “Hiện trạng và định hướng phát triển vật liệu xây dựng tại Việt Nam”; TS. Nguyễn Quang Hiệp – Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho biết; hiện nay Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng xi măng và đứng thứ 6 thế giới về sản lượng gạch gốm ốp lát. Công nghệ sản xuất xi măng; gạch men; sứ vệ sinh; kính xây dựng của Việt Nam là công nghệ tiên tiến, hiện đại so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ngang bằng nhiều quốc gia phát triển như Mỹ; Nhật Bản; các nước châu Âu; với mẫu mã phong phú, đa dạng; đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Riêng vật liệu xây không nung, tính đến năm 2019, Việt Nam có trên 1600 cơ sở sản xuất; với tổng công suất thiết kế đạt khoảng 10,2 tỷ viên tiêu chuẩn/năm (gần 30% tổng công suất thiết kế các dây chuyền sản xuất vật liệu xây). Chủng loại vật liệu xây không nung phổ biến hiện nay gồm có gạch bê tông; gạch bê tông khí chưng áp; tấm bê tông khí chưng áp; tấm tường bê tông rỗng đúc sẵn. Sản lượng sản xuất/tiêu thụ thực tế đạt 4,83 tỷ viên gạch không nung tiêu chuẩn.

TS. Nguyễn Quang Hiệp cho biết thêm về phát triển vật liệu xây dựng xanh

Về định hướng phát triển vật liệu xây dựng trong giai đoạn tới; TS. Nguyễn Quang Hiệp cho biết, Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 định hướng đến năm 2050 (được phê duyệt tại Quyết định 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020) nêu rõ quan điểm của Việt Nam: phát triển ngành vật liệu xây dựng hiệu quả; bền vững; đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước; từng bước tăng cường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý; sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng; quá trình khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cần hạn chế tối đa tác động đến môi trường.

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại biểu đã cùng thảo luận nhiều nội dung xoay quanh chủ đề vật liệu xây dựng xanh; thông qua những bài tham luận về vật liệu xanh cho công trình xanh; giải pháp tiết kiệm năng lượng của EUROWINDOW; phát triển vật liệu xây dựng xanh sử dụng cho các công trình ven biển và hải đảo; sơn sinh thái…

Nguồn: moc.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *