Khi thời tiết đang dần trở nên lạnh và độ ẩm tăng lên. Việc cũng cấp cho cơ thể những dưỡng chất là điều cần thiết. Tuy nhiên vào những ngày trở lạnh thì cơ thể thật sự cần những chất gì. Những dưỡng chất nào có thể giữ ấm cơ thể trong những ngày đông.
Để tăng cường sự đề kháng cho cơ thể. Giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chống chọi với bệnh mùa lạnh. Bạn cần bổ sung những dưỡng chất dưới này cho cơ thể trong chế độ ăn hàng ngày.
Chất Selenium
Vào mùa lạnh, kho nhiệt độ xuống thấp thì những vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn dễ dàng. Chất Selenium là chất có khẳ năng tăng cường sự đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt dưới tình hình dịch bệnh đang kéo dài và chưa có dấu hiệu kết thúc. Thì việc bổ sùng này là rất cần thiết.
Theo các nhà khoa học chứng minh, có khoảng 15% dân số phương tây không bổ sung đủ lượng selenium. Lượng selenium cần có hàng ngày là 55 mcg. Nếu bổ sưng ít hơn mức này thì có thể khiến hệ thống miễn dịch gặp nguy hiểm.
Thực phẩm có chứa chất selenium này đó là các quả hạch Brazil, động vật có vỏ, trứng, đậu, thịt.
Quả cơm cháy đen
Quả cơm cháy đen, thường mọc ở các nước Trung Âu, có chứa anthocyanins. Hóa chất có nguồn gốc từ thực vật mang đặc tính kháng virus.
Trong một đánh giá của bốn thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, các chất bổ sung từ quả cơm cháy đen (bao gồm khoảng 12 đến 15% anthocyanins) được chứng minh là làm giảm thời gian cảm lạnh hoặc cúm khoảng hai đến bốn ngày, theo báo cáo trên tạp chí Liệu pháp Bổ sung Y học, năm 2018.
Siro chiết xuất từ quả cơm cháy giúp bảo vệ hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.
Vitamin D
Thụ thể (phân tử protein) vitamin D có mặt trên hầu hết các tế bào miễn dịch. Khi con người bị chấn thương hoặc nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng các protein được gọi là cytokine. Nếu các thụ thể vitamin D được kích hoạt Chúng sẽ giúp giảm các cytokine “tiền viêm”. Đồng thời tăng cytokine chống viêm, giúp giảm viêm tổng thể.
Điều này rất quan trọng vì những người bị Covid-19 nặng thường do “cơn bão cytokine” gây viêm trong phổi. Về cơ bản. Khi có quá nhiều viêm nhiễm và không đủ hợp chất kháng viêm trong phổi. Có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong.
Cơ thể cũng cần vitamin D để tạo ra các protein chống vi khuẩn gọi là cathelicidin và defensins, giúp chống lại nhiễm trùng.
Muối
Muối là khoáng chất thiết yếu.
Trên thực tế, thiếu muối có thể dẫn đến việc trao đổi chất trong cơ thể kém hiệu quả, giấc ngủ và vận động bị ảnh hưởng, thể trạng dễ mệt mỏi.
Muối còn được hệ miễn dịch sử dụng trực tiếp để tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập. Clorua có trong muối được tiết ra bởi các tế bào miễn dịch dưới dạng axit hypochlorous. Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm có hại. Một số nghiên cứu chỉ ra sử dụng nước muối tinh khiết súc miệng và rửa mũi trong vòng 48 giờ sau khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên, có thể cắt giảm thời gian bị bệnh gần hai ngày.
Kẽm
Gần nửa dân số toàn cầu có thể thiếu kẽm do chế độ ăn uống thiếu chất. Kẽm có trong các loại thực phẩm như hàu, thịt, cua, tôm hùm, các loại đậu, quả hạch và hạt. Sự thiếu hụt kẽm có thể làm bạn dễ nhiễm bệnh.
Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra, uống kẽm (18 mg trở lên) hai giờ một lần có thể cắt giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường lên đến bảy ngày. Kẽm quan trọng đối với người lớn tuổi.
Một phát hiện từ nghiên cứu AREDS (nghiên cứu chuyên sâu về mắt của Viện Y tế Quốc gia Mỹ) cho thấy, những người từ 50 đến 80 tuổi uống 40 mg kẽm và 1 mg đồng hai lần mỗi ngày, sẽ giảm nguy cơ tử vong sớm, trong đó 27% do các nguyên nhân hô hấp.
Các nghiên cứu khác thử nghiệm việc bổ sung kẽm ở người lớn từ 55 tuổi trở lên chỉ ra, kẽm giúp cắt giảm tổng số bệnh nhiễm trùng (đường hô hấp trên, viêm amidan, cảm lạnh, cúm, sốt) là 70%.
Đồng
Một số nghiên cứu lâm sàng chỉ ra bổ sung đồng với liều 3 mg đến 6 mg mỗi ngày, có thể hỗ trợ huyết áp và cholesterol khỏe mạnh.
Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế và đường nhưng thiếu đồng làm cơ thể cạn kiệt chất đồng. Chất dinh dưỡng thiết yếu này được tìm thấy trong các thực phẩm như động vật có vỏ, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Vitamin C
Vitamin C kích thích sự hình thành và tăng sinh của các tế bào miễn dịch, giúp tăng khả năng chống lại nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy, vitamin C có thể làm giảm thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên, những lợi ích này chủ yếu xảy ra ở người đã dùng vitamin C hàng ngày (thường khoảng 250 mg đến 500 mg vitamin C). Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ớt, dâu tây và trái cây họ cam quýt.
Nguồn: vnexpress.net