Những điều cần biết về xuất tinh ra máu ở đàn ông

Bệnh nam giới Sức khỏe
Mất:3 phút, 44 giây để đọc

Ở nam giới, thông thường khi xuất tinh sẽ có màu trắng đục hoặc ngả màu vàng ngà. Tình trạng xuất tinh ra máu (hematospermia) là khi xuất tinh ra tinh dịch màu đỏ, hồng. Khi xét nghiệm thấy trong tinh dịch có máu. Tuy nhiên có một vài trường hợp khác xuất tinh lẫn máu từ việc rách quy đầu. Thường gặp trong lúc quan hệ tình dục mạnh thì không được gọi là xuất tinh ra máu. Bạn đừng nhầm lẫn 2 trường hợp này nhé !

Tình trạng bệnh lý có máu trong tinh dịch khiến nam giới lo ngại. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu hiện tượng của một bệnh lý nghiêm trọng. Ở nam giới tuổi 40, tình trạng xuất tinh ra máu không kéo dài. Bệnh lý này có thể tự khỏi nhưng thường xuyên tái phát lại.

Bệnh lý này có thể trở nên đáng quan tâm khi nó xuất hiện với tần xuất nhiều. Khi đó, ở nam giới xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: tiểu buốt và có lẫn máu trong nước tiểu. Cảm thấy đau buốt khi xuất tinh. Cơ thể sốt nhẹ ,đau lưng và bụng dưới. Sưng và đau ở vùng bìu, bẹn.

Xuất tinh ra máu báo hiệu bệnh lý ở nam giới
Xuất tinh ra máu báo hiệu bệnh lý ở nam giới

Nguyên nhân của xuất tinh ra máu

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác của tình trạng có máu trong tinh dịch thường khó xác định. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khoanh vùng những yếu tố sau đây:

  • Viêm do nhiễm khuẩn. Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất tinh ra máu. Viêm do nhiễm khuẩn có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn… Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến xung huyết và phù nề các ống, các tuyến của đường dẫn tinh như túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo, gây xuất tinh ra máu.
  • Làm thủ thuật y tế hoặc bị chấn thương. Xuất tinh ra máu có thể xuất hiện sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, xạ trị trong ung thư tuyến tiền liệt, sau khi làm thủ thuật thắt ống dẫn tinh hay cắt tinh hoàn… Các chấn thương vật lý ở vùng tinh hoàn khi chơi thể thao hoặc gặp tai nạn cũng có thể khiến máu hiện diện trong tinh dịch.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh. Cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển giãn nở rộng, sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạch, làm đứt các tĩnh mạch nhỏ dẫn đến xuất tinh ra máu.

Những phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Trong trường hợp cần can thiệp y tế, bác sĩ sẽ cân nhắc và lên phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Điều trị tại nhà

Nếu do chấn thương, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian tự hồi phục. Chườm đá là cách giảm sưng hữu hiệu, tuy nhiên chỉ nên áp dụng trong 10–20 phút một lần. Lưu ý, không dùng túi chườm trực tiếp lên vùng bị đau mà nên lót thêm khăn sạch. Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng của bản thân và đến phòng khám kiểm tra ngay khi thấy tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài quá lâu (hơn 1 tháng).

Điều trị y tế

  • Nếu có nguyên nhân liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho người bệnh. Trong trường hợp sưng tấy, bác sĩ có thể chỉ kê thuốc kháng viêm để giảm bớt phản ứng viêm của cơ thể.
  • Nếu nguyên nhân là do tắc nghẽn đường sinh dục, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật (như phẫu thuật lấy sỏi bàng quang) hoặc cắt bỏ khối u.
  • Nếu nguyên nhân là ung thư, người bệnh sẽ được thuyên chuyển để bác sĩ chuyên khoa xác định phương pháp điều trị tốt nhất.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho người bệnh
Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho người bệnh

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *