Xoắn buồng trứng là bệnh xảy ra khi buồng trứng bị xoắn quanh các mô hỗ trợ. Đôi khi cũng có một số trường hợp ống dẫn trứng bị xoắn. Khi xuất hiện xoắn buồng trứng sẽ ngăn chặn máu di chuyển đến các cơ quan sinh sản khác. Đây là một tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Nếu không trong trường hợp xấu sẽ dẫn đến khả năng hư buồng trứng. Sau đây bài viết sẽ chia sẻ một và triệu chứng của bệnh gồm:
- Xuất hiện khối u ở tử cung, xương chậu
- Buồn nôn
- Đau vùng xương chậu nghiêm trọng
- Nôn và sốt
- Chảy máu bất thường
Các dấu hiệu của bệnh xoắn buồng trứng khá giống với các bệnh như sỏi thận, viêm dạ dày, viêm ruột thừa. Thế nên nhiều người vẫn không nhận ra mình có thể có nguy cơ bị bệnh xoắn buồng trứng.
Nguyên nhân gây bệnh
Khi buồng trứng của bạn có vấn đề. Chẳng hạn như u nang hay u buồng trứng, dẫn đến cơ quan này bị lệch và hoạt động không ổn định. Xoắn ống dẫn trứng cũng có thể xảy ra khi bạn đang mang thai, bị hội chứng buồng trứng đa nang,.. Xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở phụ nữ và bé gái ở bất cứ độ tuổi nào. Nhưng thường xuất hiện ở người trong độ tuổi sinh sản (20-40 tuổi).
Phương pháp điều trị
Phẫu thuật là cách duy nhất để gỡ xoắn buồng trứng. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ gỡ xoắn ống dẫn trứng. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được dùng thuốc để giảm nguy cơ tái phát bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ buồng trứng bị ảnh hưởng.
Quy trình phẫu thuật
- Soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ chèn một máy ảnh qua vết mổ nhỏ ở bụng dưới của bạn để có thể quan sát thấy các cơ quan bên trong. Tiếp theo, họ sẽ tạo một vết mổ khác để tiếp cận buồng trứng và sử dụng đầu dò hoặc công cụ khác để gỡ xoắn. Để thực hiện thủ thuật này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật này nếu bạn mang thai.
- Phẫu thuật mở bụng: Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường lớn hơn ở vùng bụng dưới để có thể tiếp cận và tháo xoắn buồng trứng bằng tay. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được gây mê toàn thân và phải ở lại qua đêm sau khi làm phẫu thuật.
Thuốc
Bác sĩ có thể cho dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giúp giảm triệu chứng trong quá trình phục hồi:
- Paracetamol
- Ibuprofen
- Naproxen
Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau opioid như:
- Oxycodone
- Oxycodone với paracetamol
Bác sĩ cũng có thể kê thuốc tránh thai liều cao hoặc các biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố khác để giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Xoắn buồng trứng có nguy hiểm không?
Một biến chứng có thể xảy ra là hoại tử. Hoại tử buồng trứng là tình trạng các mô buồng trứng chết do mất máu. Lúc này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng bị ảnh hưởng. Phẫu thuật cho hoại tử buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì buồng trứng sản xuất và giải phóng trứng để thụ tinh. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không cắt bỏ buồng trứng, người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, có thể gây áp xe hoặc viêm phúc mạc.
Xoắn buồng trứng là một tình trạng nguy hiểm và phẫu thuật là cần thiết để điều chỉnh nó. Chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và bạn sẽ cần phải làm thêm phẫu thuật để điều trị. Một khi buồng trứng được kiểm soát hoặc loại bỏ, bạn có thể cần có các biện pháp kiểm soát sinh sản để giảm nguy cơ tái phát. Tình trạng xoắn không có tác động đến khả năng thụ thai hoặc mang thai của người bệnh.
Nguồn: hellobacsi.com